Trung tâm văn hóa

Ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống việt nam đến âm nhạc cung đình Nhật Bản

NEED TO FILL

Anh-huong-cua-am-nhac-truyen-thong-Viet-Nam-den-am-nhac-cung-_5b790071-7684-41e2-aaa9-a2cbf895705c-1157.jpeg
Anh-huong-cua-am-nhac-truyen-thong-Viet-Nam-den-am-nhac-cung-_z4775921002362-a6a431df40c95d50b899f37638a093a0-5255.jpg
Anh-huong-cua-am-nhac-truyen-thong-Viet-Nam-den-am-nhac-cung-_5b790071-7684-41e2-aaa9-a2cbf895705c-1157.jpeg

Âm nhạc truyền thống Việt Nam hay nhạc dân gian, dân ca được ra đời từ rất sớm. Ngay từ thời cổ, cư dân Việt Nam đã rất say mê âm nhạc, đối với họ âm nhạc như một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Do đó trong quá trình phát triển lịch sử cư dân ở đây đã không ngừng sáng tạo nên nhiều nhạc cụ nhạc khí và các thể loại ca nhạc để bộc lộ tâm tư tình cảm, để tiếp thêm sức mạnh, tinh thần làm việc hay là để thoát khỏi trạng thái vướng bận trong cuộc sống hằng ngày.

Ta có thể nghe giai điệu của những bài hát ru, những bài đồng dao, những thể loại ca nhạc trong nghi thức cúng lễ, tang ma hay trong lối đối đáp giữa các thành viên trong cộng đồng, trong vui chơi, trong các cuộc thi thố với những thể hát đố, hát đối đáp thi tài của trai gái, những điệu hát khi chơi bài hoặc khi kể những áng trường ca, những câu ca tiếng đàn của những người hát rong, của các ban “tài tử” cùng những thể loại ca kịch truyền thống…

Âm nhạc cổ truyền Việt Nam phong phú bởi sự tích đọng những thể loại thuộc nhiều thời đại khác nhau và bởi cả tính đa sắc tộc. Cùng một thể loại ca nhạc song ở mỗi sắc tộc lại có phương thức biểu hiện, diễn tấu và âm điệu riêng. Điệu hát ru Việt khác ru Thái, ru Dao, ru Mường… Có tộc dùng lời ca tiếng hát để đưa trẻ vào giấc ngủ. Có tộc lại ru con bằng tiếng đàn, tiếng sáo êm ái.

Đất nước Việt Nam có 54 dân tộc anh em, điều đó đồng nghĩa rằng có 54 nền âm nhạc truyền thống khác nhau.. Thế nên trong bài viết này xin được đề cập đến âm nhạc truyền thống của tộc người Kinh. Có nhiều cách để phân loại âm nhạc truyền thống của người Kinh:

Nếu phân chia theo thể loại, ta có: nhạc Cung đình, Chèo, Tuồng, Hát Xẩm, Đờn ca tài tử, dân ca, Ca trù…

Nếu phân chia theo vùng miền, ta có: Nhạc cổ truyền Nam Bộ; Miền Trung, Tây Nguyên, Bắc Bộ…hay phân chia nhỏ hơn theo từng miền văn hóa

Nếu phân loại theo loại hình, có thể: Hát đơn, hát đôi, hát tập thể…

Có rất nhiều cách để phân loại tùy theo mục đích và tiêu chí thì sẽ có cách phân chia hợp lý

Trong âm nhạc truyền thống, người ta cũng sử dụng rất nhiều loại nhạc cụ như đàn bầu, đàn nhị, đàn cò, đàn đáy, đàn kìm… Có những loại nhạc cụ chuyên dùng cho 1 loại hình ân nhạc, có nhạc cụ dùng cho nhiều loại hình âm nhạc. Ví như đàn đáy, phách, trống chầu thì chuyên dùng cho Ca Trù, nhị chuyên dùng cho Xẩm….

Trong số 8 vũ điệu được ngài Phật Triết truyền dạy, Ca-lăng-tần-già là vũ khúc đặc biệt nổi bật, mang đậm tính chất Phật giáo. Vũ khúc này thường được trình diễn bởi 4 phụ nữ hoặc trẻ em, mặc trang phục với tạo hình đuôi và cánh chim với lông vũ sặc sỡ, tay cầm não bạt di chuyển với các động tác nhẹ nhàng, uyển chuyển nhưng vẫn giữ được tính chất trang nhã cho một vũ điệu vốn được trình diễn trong nghi lễ Phật giáo. Phục trang của các vũ công cũng nhằm thể hiện hình tượng Ca-lăng-tần-già, một loài chim báu ở cõi Tịnh độ, có tiếng hót kỳ diệu thường được nhắc tới trong kinh điển Đại thừa. Loài chim này thường xuất hiện để cất tiếng hót cúng dường trong khi Đức Phật thuyết pháp. Theo Tiến sĩ Shine Toshihiko, hệ thống các nhạc cụ được sử dụng để trình tấu trong vũ khúc này gần như tương đồng với các nhạc cụ của người Chăm vẫn còn được sử dụng đến ngày nay như trống Ginang, trống Paranung, kèn Saranai,… cũng như những động tác múa đứng thẳng thân người và vươn tay trong vũ khúc Ca-lăng-tần-già và điệu múa Chăm cũng có điểm gần giống. 

Về âm sắc, ông Shine Toshihiko nhận định rằng nếu tinh ý, khi nghe trình tấu Lâm Ấp bát nhạc có thể cảm nhận được sự khác biệt so với phần còn lại của gagaku Nhật Bản, tạo cho người nghe có cảm giác rằng Lâm Ấp bát nhạc là loại âm nhạc được du nhập từ phương xa. Đồng thời, khi nghiên cứu về Lâm Ấp bát nhạc, có thể phát hiện ra mối quan hệ chặt chẽ giữa các truyền thống âm nhạc khác mà cụ thể ở đây là Việt Nam và Nhật Bản. Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng Nguyên khúc của người Mông Cổ tới sân khấu trình diễn của người Việt Nam dưới thời Trần, vẫn còn ghi dấu cho tới nay. Điều này cũng phản ánh truyền thống “chuộng Tây Vực” đã từng diễn ra ở cả hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản. Cũng trong chương trình, thính giả còn được thưởng thức 5 tiết mục trình diễn nhạc múa Chăm do các nghệ sĩ thuộc Dàn nhạc múa Kawon Khik Nam Krung thừa kế truyền thống của người Chăm Phan Rang trình diễn.

Cảm ơn bạn đã lựa chọn iguide.ai để đồng hành trải nghiệm thú vị của mình!

Những điều nên biết

Thời lượng:
4500 minutes

Bạn có thể thích những hoạt động này

Chèo thuyền kayak Hồ Tuyền Lâm Đà Lạt

14/09/2024

Chèo thuyền kayak

NEED TO FILL

Đọc thêm

Chèo thuyền trượt thác - rafting tour

14/09/2024

Lướt sóng

NEED TO FILL

Đọc thêm

Chèo thuyền kayak trên Vịnh Hạ Long

14/09/2024

Chèo thuyền kayak

NEED TO FILL

Đọc thêm

Điểm lặn biển đẹp ở Việt Nam nổi tiếng

14/09/2024

Lặn bình dưỡng khí và Lặn ống thở

NEED TO FILL

Đọc thêm
Ảnh hưởng của âm nhạc truyền thống việt nam đến âm nhạc cung đình Nhật Bản | iGuide