Quy định khám sức khoẻ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định mới nhất
Bởi Van Vu
12/11/2024
Bài viết này chia sẻ về quy định khám sức khoẻ cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định mới nhất tại thông tư 32/2023/TT-BYT hướng dẫn khám sức khỏe (KSK) quy định:

Theo quy định pháp luật, để có thể làm việc và đăng ký tạm trú tại Việt Nam, công dân là người nước ngoài cần có giấy phép lao động hợp pháp. Giấy chứng nhận sức khỏe đủ điều kiện làm việc được cấp bởi một trong các bệnh viện/phòng khám theo quy định của Bộ Y Tế là một trong những tài liệu bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ xin cấp giấy phép lao động này.
1. Thời hạn của giấy khám sức khỏe
Giấy KSK có giá trị trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký kết luận sức khỏe.
2. Về điều kiện bác sĩ khám bệnh cho người nước ngoài
Đối với cơ sở KSK cho người nước ngoài, người thực hiện khám lâm sàng, người kết luận phải là bác sỹ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sỹ y khoa trở lên.
3. Về cơ sở khám bệnh chữa bệnh (KBCB) cho người nước ngoài
Việc KSK chỉ được thực hiện tại cơ sở KBCB đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định của Luật KBCB và có đủ điều kiện theo quy định tại Thông tư này.
Đối với người có giấy KSK do cơ sở y tế có thẩm quyền của nước ngoài cấp thì giấy KSK được sử dụng trong trường hợp Việt Nam và quốc gia hoặc vùng lãnh thổ cấp giấy KSK có điều ước hoặc thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau và thời hạn sử dụng của giấy KSK đó không quá 6 tháng kể từ ngày được cấp. Giấy KSK phải được dịch sang tiếng Việt có chứng thực bản dịch.
Cũng tại điều 10 của thông tư quy định cơ sở KSK phải có phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa theo quy định của Bộ Y tế phù hợp với nội dung KSK.
4. Điều kiện và phạm vi hoạt động chuyên môn
Cơ sở KSK có yếu tố nước ngoài, phải thực hiện được các kỹ thuật cận lâm sàng sau:
a) Xét nghiệm máu: Công thức máu, nhóm máu ABO, nhóm máu Rh, tốc độ máu lắng, tỷ lệ huyết sắc tố, u rê máu
b) Tìm ký sinh trùng sốt rét trong máu
c) Xét nghiệm viêm gan A, B, C, E
d) Xét nghiệm huyết thanh giang mai;
đ) Xét nghiệm khẳng định tình trạng nhiễm HIV (HIV dương tính);
e) Thử phản ứng Mantoux;
g) Thử thai;
h) Xét nghiệm ma tuý;
i) Xét nghiệm phân tìm ký sinh trùng;
k) Điện tâm đồ;
l) Điện não đồ;
m) Siêu âm;
n) Xét nghiệm chẩn đoán bệnh phong.
Nếu bạn là người nước ngoài cần sử dụng các dịch vụ y tế trong khi đi du lịch tại Việt Nam thì các quyền lợi về y tế sẽ hỗ trợ như công dân Việt Nam. Để các quyền lợi về y tế của bạn được đảm bảo nhất, bạn nên đi cùng phiên dịch viên để trao đổi và tiếp nhận thông tin được đầy đủ và hiệu quả.
© Bản quyền các bài viết thuộc nhóm tác giả của iguide.ai hoặc được trích dẫn nguồn theo quy định.
Các bài viết của iguide.ai chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.
Cách nhận biết dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường
Bởi Van Vu
02/11/2024
Đái tháo đường hay thường được gọi là tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, cơ thể không dung nạp được glucose dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường
Khi đi du lịch ở Hà Nội Việt Nam khám và điều trị tiểu đường ở đâu?
Bởi Van Vu
02/11/2024
Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh cần điều trị lâu dài, phác đồ phù hợp với tình trạng của từng người. Người bệnh nên đi khám tại các bệnh viện, phòng khám có thế mạnh về Tiểu đường để được xét nghiệm, chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách.
Bỏ túi những lưu ý khi đi du lịch Việt Nam dành cho người đái tháo đường
Bởi Van Vu
03/11/2024
Để có những chuyến đi trọn vẹn, người bị đái tháo đường sẽ cần chuẩn bị chu đáo hơn so với người có sức khỏe bình thường. Vậy đâu là những thứ người bệnh đái tháo đường cần phải đảm bảo cho chuyến du lịch hoàn hảo, sau đây là những lưu ý khi đi du lịch Việt Nam dành cho người đái tháo đường
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 cho khách du lịch
Bởi Van Vu
03/11/2024
Đặc điểm các biến chứng của bệnh đái tháo đường týp 2 là gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển của bệnh. Nên ngay tại thời điểm phát hiện bệnh trên lâm sàng người thày thuốc đã phải tìm các biến chứng của bệnh. Về phân loại biến chứng, có thể phân ra các biến chứng cấp tính, mạn tính. Trong các biến chứng mạn tính lại chia ra các biến chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ.