Chương trình tiêm chủng mở rộng bao gồm vắc xin nào?
Bởi Van Vu
18/11/2024
Tiêm chủng vắc xin kích thích các phản ứng miễn dịch diễn ra bên trong cơ thể nhằm sinh kháng thể chủ động chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh. Kháng thể có được từ vắc xin giúp cơ thể phòng ngừa bệnh tật, ngăn chặn biến chứng, di chứng, tàn tật và tử vong, nhất là đối với các bệnh lý chưa có thuốc và phương pháp điều trị đặc hiệu.

1. Thông tin chung
Tính đến thời điểm hiện tại, chương trình tiêm chủng mở rộng lại Việt Nam đang cung cấp 12 loại vắc xin, bao gồm:
- Vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh (BCG)
- Vắc xin viêm gan B liều sơ sinh
- Vắc xin SII (vắc xin 5 trong 1)
- Vắc xin phòng bại liệt (OPV)
- Vắc xin phòng bại liệt (IPV)
- Vắc xin sở hữu phòng (MVac)
- Vắc xin phòng bệnh sởi – rubella (MRVac)
- Vắc xin tiêm nhắc bệnh bạch hầu, uốn ván và ho gà (DPT)
- Vắc xin viêm não Nhật Bản (Jevax)
- Vắc xin phòng tả
- Vắc xin thương hàn
- Vắc xin uốn ván
2. Cần tiêm các loại vắc xin nào ngoài chương trình mở rộng?
Chương trình Tiêm chủng mở rộng với chính sách nhân đạo của Chính phủ đã giúp tất cả trẻ em Việt Nam được tiêm miễn phí nhiều loại vắc xin quan trọng. Tuy nhiên, các vắc xin này chủ yếu tập trung vào những tháng đầu đời của trẻ và phòng bệnh cơ bản, đồng thời, lịch tiêm chủng của chương trình tiêm chủng mở rộng cố định khiến nhiều gia đình khó khăn đưa con đi tiêm chủng, điều này khiến rất nhiều trẻ không được tiêm vắc xin đầy đủ.
Bên cạnh 12 loại vắc xin có trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vẫn còn hơn 40 loại vắc xin phòng gần 50 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hiện có tại các trung tâm tiêm chủng dịch vụ như Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng cho trẻ em và người lớn VNVC mà trẻ cần phải tiêm chủng đầy đủ để bảo vệ sức khỏe, đảm bảo nền tảng phát triển cả thể chất lẫn tinh thần trí tuệ:
- Vắc xin ngừa viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Haemophilus Influenzae týp B (HiB): Vắc xin 6 trong 1 Hexaxim (Pháp); Infanrix Hexa (Bỉ); vắc xin 5 trong 1 Pentaxim (Pháp); Infanrix IPV+Hib (Bỉ); Quimi-Hib (CuBa)
- Vắc xin ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella: Vắc xin 3 trong 1 MMR II (Mỹ); MMR (Ấn Độ); Priorix (Bỉ)
- Vắc xin ngừa bệnh thủy đậu: Varivax (Mỹ); Varicella (Hàn Quốc); Varilrix (Bỉ)
- Vắc xin ngừa dại: Verorab (Pháp); Abhayrab (Ấn Độ)
- Vắc xin ngừa bệnh sốt vàng: Stamaril (Pháp)
- Vắc xin ngừa bệnh tiêu chảy cấp do vi rút Rotavirus: Rotarix (Bỉ); Rotateq (Mỹ); Rotavin (Việt Nam)
- Vắc xin ngừa bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư hầu họng, ung thư âm đạo, ung thư âm hộ, tiền ung thư/loạn sản, mụn cóc sinh dục,… do HPV gây ra: Gardasil (Mỹ); Gardasil 9 (Mỹ)
- Vắc xin ngừa bệnh viêm gan A: Avaxim 80U (Pháp); Havax (Việt Nam); vắc xin phối hợp ngừa viêm gan A + B Twinrix (Bỉ)
- Vắc xin ngừa bệnh viêm gan B mũi nhắc: Heberbiovac HB (CuBa); Gene HBvax (Việt Nam); Engerix B (Bỉ); Euvax B (Hàn Quốc)
- Vắc xin ngừa bệnh viêm màng não do não mô cầu: Vắc xin VA Mengoc – BC (CuBa) phòng vi khuẩn não mô cầu tuýp B,C; Menactra phòng vi khuẩn não mô cầu tuýp A,C,Y,W-135
- Vắc xin phòng bệnh cúm: Vắc xin cúm tứ giá Vaxigrip Tetra (Pháp); Influvac Tetra (Hà Lan); GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc); vắc xin cúm tam giá Ivacflu-S (Việt Nam)
- Vắc xin phòng bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa do phế cầu khuẩn: Prevenar 13 (Bỉ); Synflorix (Bỉ)
3. Các bệnh có thể phòng ngừa bằng tiêm chủng mở rộng
Nhờ tiêm chủng mở rộng, trẻ em có cơ hội được bảo vệ sức khỏe miễn phí khỏi sự tấn công của các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như:
- Viêm gan B
- Lao
- Bạch hầu
- Ho gà
- Uốn ván
- Bại liệt
- Sởi
- Rubella
- Viêm não Nhật Bản
- Tả
- Thương hàn
- Tiêm phổi/viêm màng não mủ do Hib.
Tiêm phòng càng sớm theo đúng khuyến cáo của Bộ Y tế sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc, biến chứng và tỷ lệ tử vong do các bệnh lý này.
Nếu bạn là người nước ngoài cần sử dụng các dịch vụ y tế trong khi đi du lịch tại Việt Nam thì các quyền lợi về y tế sẽ hỗ trợ như công dân Việt Nam. Để các quyền lợi về y tế của bạn được đảm bảo nhất, bạn nên đi cùng phiên dịch viên để trao đổi và tiếp nhận thông tin được đầy đủ và hiệu quả.
© Bản quyền các bài viết thuộc nhóm tác giả của iguide.ai hoặc được trích dẫn nguồn theo quy định.
Các bài viết của iguide.ai chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị.
Nguồn tham khảo:
- Lịch sử TCMR | CHƯƠNG TRÌNH TIÊM CHỦNG MỞ RỘNG. (2024). Tiemchungmorong.vn. https://www.tiemchungmorong.vn/vi/content/lich-su-tcmr.html
- Immunization. (2018). Unicef.org. https://www.unicef.org/vietnam/immunization
Cách nhận biết dấu hiệu sớm báo hiệu bệnh tiểu đường
Bởi Van Vu
02/11/2024
Đái tháo đường hay thường được gọi là tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, cơ thể không dung nạp được glucose dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn so với bình thường
Khi đi du lịch ở Hà Nội Việt Nam khám và điều trị tiểu đường ở đâu?
Bởi Van Vu
02/11/2024
Tiểu đường (đái tháo đường) là bệnh cần điều trị lâu dài, phác đồ phù hợp với tình trạng của từng người. Người bệnh nên đi khám tại các bệnh viện, phòng khám có thế mạnh về Tiểu đường để được xét nghiệm, chẩn đoán và tư vấn điều trị đúng cách.
Bỏ túi những lưu ý khi đi du lịch Việt Nam dành cho người đái tháo đường
Bởi Van Vu
03/11/2024
Để có những chuyến đi trọn vẹn, người bị đái tháo đường sẽ cần chuẩn bị chu đáo hơn so với người có sức khỏe bình thường. Vậy đâu là những thứ người bệnh đái tháo đường cần phải đảm bảo cho chuyến du lịch hoàn hảo, sau đây là những lưu ý khi đi du lịch Việt Nam dành cho người đái tháo đường
Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2 cho khách du lịch
Bởi Van Vu
03/11/2024
Đặc điểm các biến chứng của bệnh đái tháo đường týp 2 là gắn liền với quá trình phát sinh và phát triển của bệnh. Nên ngay tại thời điểm phát hiện bệnh trên lâm sàng người thày thuốc đã phải tìm các biến chứng của bệnh. Về phân loại biến chứng, có thể phân ra các biến chứng cấp tính, mạn tính. Trong các biến chứng mạn tính lại chia ra các biến chứng mạch máu lớn, mạch máu nhỏ.